NHÂN VIÊN nào đi làm cũng mong được trả một mức lương cao, xứng đáng với công sức của mình. Với họ, "sống đói, sống no đều do đồng lương quyết định", lương thưởng chính là động lực trực tiếp để nỗ lực phấn đấu và cống hiến hết mình.
Nhưng từ GÓC ĐỘ QUẢN LÝ, CEO cần phải giảm chi phí, tối ưu hóa quỹ lương, đồng thời phải thiết lập một mức lương thỏa mãn nhân sự và thúc đẩy được hiệu suất làm việc.
Mọi nhân viên đi làm đều mong mỏi 1 mức lương cao nhưng ngân sách doanh nghiệp có hạn. Nếu CEO “vung tay quá trán”, lương sẽ là khoản chi phí đè nặng khiến doanh nghiệp thua lỗ. Ngược lại, nếu mức lương không đủ đáp ứng người lao động, công ty cũng sẽ lâm vào bế tắc, người tài nối nhau ra đi, nhân viên mất động lực phấn đấu.
Giữa tình cảnh đó, giải pháp lương 3P ra đời, khắc phục các nhược điểm của phương thức trả lương truyền thống, và dung hòa được lợi ích của cả 2 bên. Vậy lương 3P là gì? Cách xây dựng lương 3P hiệu quả? Đọc thêm bài viết dưới đây.
Hệ thống lương 3P là phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố cơ bản, bao gồm:
Theo đó, cách tính lương 3P dựa trên công thức: Mức lương = P1 (vị trí) + P2 (năng lực) + P3 (kết quả)
Trong đó, việc phân bổ % quỹ lương cho từng P ra sao thì tùy thuộc vào quy mô, quy chế lương của từng doanh nghiệp tương ứng.
P1 – Pay for Position: trả lương cho vị trí công việc
Pay for position (hay position-based pay) – hình thức trả lương cho vị trí công việc: Dựa vào hệ thống mô tả công việc và các phương pháp để đo lường giá trị công việc của các vị trí và quy đổi ra số điểm cụ thể. Cân nhắc mức lương trên thị trường từ đó cân đối với quỹ lương doanh nghiệp để xác định lương tối thiểu, thiết lập hệ số lương và đưa ra mức lương thỏa đáng cố định hàng tháng cho nhân sự, hay còn được gọi là “lương cứng”
Ví dụ: Vị trí Sale admin tại doanh nghiệp A có mức lương cứng là 6.000.000. Đây là khoản lương cố định trả cho vị trí này.
P2 – Pay for Person: trả lương theo năng lực
Pay for Person (hay person-based pay) – hình thức trả lương theo năng lực: Xây dựng khung năng lực chuẩn cho từng vị trí. Xem xét năng lực thực tế của nhân viên đáp ứng bao nhiêu % công việc trên cơ sở cân nhắc kỹ năng, kinh nghiệm, thâm niên để tính toán tỷ lệ năng lực so với chuẩn và quy đổi ra mức lương P2 tương ứng.
Với việc trả lương theo P2 thì doanh nghiệp nên có chính sách review lương 6 tháng/lần.. để đánh giá lại năng lực nhân viên, nếu làm tốt có thể nâng cấp mức lương P2.
P3 – Pay for Performance: trả lương cho kết quả đạt được
Pay for Performance (hay performance-based pay) – hình thức trả lương theo thành tích: Dựa trên kết quả đánh giá KPIs minh bạch chính xác để trả lương công bằng. Đồng thời thúc đẩy nhân viên làm việc quan tâm hơn đến kết quả. Làm càng tốt lương thưởng càng cao. Đồng thời hiệu suất của doanh nghiệp cũng tăng lên rõ rệt.
Các cách trả lương theo P3 tùy theo nhu cầu và tình hình thực tế tại mỗi doanh nghiệp, có thể bao gồm:
Khác với hình thức trả lương truyền thống, lương 3P hầu như khắc phục được hết các nhược điểm trong việc chi trả lương như sự cảm tính, thiếu công bằng, chỉ chú trọng về số lượng mà bỏ quên chất lượng…Từ đó, nó trở thành một giải pháp trả lương toàn diện, hợp tình hợp lý và dung hòa được lợi ích của cả doanh nghiệp và người lao động.
Đảm bảo sự công bằng minh bạch trong việc chi trả lương, đập tan chiến tranh ngầm âm ỉ trong nội bộ
Phương pháp trả lương 3P với các căn cứ đánh giá, trả lương thưởng rõ ràng sẽ khiến nhân viên tâm phục khẩu phục khi họ biết khả năng của mình đang đứng ở đâu. Từ đó giúp CEO dập tắt tình trạng xung đột lợi ích; khiếu nại hạch sách vô lý; không đem về giá trị nhưng vẫn đòi lương cao thưởng tốt, đãi ngộ đặc biệt.
Thúc đẩy nhân viên phấn đấu và phát triển, thu hút và giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài
Các giải pháp trả lương truyền thống không tạo được cú hích để thúc đẩy động lực nhân sự, họ đi làm đủ công đủ giờ cuối tháng nhận khoản cố định, đôi khi không cần quan tâm tới chất lượng công việc, mục tiêu doanh nghiệp..Nhưng lương 3P giải quyết được tình trạng ấy khi trả lương xứng đáng theo năng lực, rạch ròi giữa người làm nhiều và làm ít khiến cấp dưới phấn đấu chăm chỉ để tự gia tăng lương thưởng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cùng nhau phát triển cũng như gắn bó lâu dài với tổ chức.
Bên cạnh đó, cơ chế lương 3P còn là điểm sáng thu hút ứng viên tiềm năng trong quá trình tuyển dụng bằng cách thể hiện cho họ thấy một chính sách lương vô cùng hấp dẫn.
Hạn chế những sai lầm trong công tác trả lương
Có những CEO trả lương rất cao nhằm chiêu mộ nhiều người tài, ung dung đợi họ cống hiến nhưng chỉ một thời gian họ sẵn sàng “rũ áo ra đi” khi có nơi khác trả cao hơn. Chưa kể quỹ lương bị bội chi, doanh nghiệp thiếu hụt ngân sách cho các hạng mục phát triển khác. Ngược lại có những CEO trả lương thấp để đảm bảo an toàn tài chính nhưng khiến nhân sự làm việc hời hợt, bệ rạc, kém hiệu quả vì mức lương không tương xứng với sự cống hiến.
Bởi vậy cách tính lương 3P sẽ là một giải pháp khôn ngoan giúp xác định mức chi trả hợp lý nhất cho từng nhân sự, hạn chế tối đa những sai lầm chủ quan trong công tác trả lương, đồng thời có sẵn khung sườn để áp dụng khi muốn mở rộng quy mô nhân sự.
Đảm bảo quyền lợi tương xứng với năng lực thực tế
Với lương 3P, năng lực và hiệu quả công việc có quan hệ mật thiết tới thu nhập hàng tháng, điều đó đảm bảo quyền lợi cho nhân viên khi mọi công sức bỏ ra đều được đền đáp một cách xứng đáng, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố cảm tính và thiên vị tình cảm cá nhân từ sếp. Từ đó bản thân cũng cảm thấy có động lực hơn trong công việc, đi làm với tâm thế thoải mái vui vẻ, đem về những thành tích nổi trội cho bản thân và doanh nghiệp.
Là cơ hội để thể hiện năng lực cá nhân
Một cơ chế trả lương khuyến khích sự phát triển của nhân sự còn góp phần giúp họ phấn đấu thể hiện mình nhiều hơn, thay vì làm việc đủ công đủ giờ như các hình thức truyền thống.
Hay nói cách khác, hệ thống lương 3P đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân – một trong những nhu cầu ở mức cao trong tháp nhu cầu Maslow – công cụ vốn được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quản trị nhân sự.
Quy trình xây dựng hệ thống lương 3P trải qua 4 bước cơ bản sau:
Quy trình xác định giá trị công việc được thực hiện theo thứ tự:
+ Đơn giá 1 điểm = Tổng quỹ lương P1 / tổng điểm toàn tổ chức
+ Lương P1 = Điểm của vị trí * đơn giá 1 điểm
Trên thực tế, để đánh giá năng lực nghề nghiệp, người ta dựa trên các loại năng lực cơ bản gồm:
Định nghĩa các cấp độ năng lực theo 5 cấp độ như sau:
Tiếp theo xác định năng lực chuẩn cần cho các vị trí và tiến hành đánh giá năng lực thực tế.
Cách tính lương P2 = P1 x Tỷ lệ năng lực
Trong đó Tỷ lệ năng lực = Tổng điểm thực tế / Tổng điểm chuẩn
Cần lưu ý là 4 yếu tố đánh giá năng lực nghề nghiệp trên và điểm chuẩn của mỗi yếu tố cho các vị trí sẽ được quy định cụ thể trong “từ điển năng lực” của công ty. Xem thêm ví dụ hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn.
Xây dựng hệ thống KPI và đánh giá kết quả công việc là chữ P thứ 3 – Performance. Khác với P1 – Position mang tính dài hạn và cố định, Chữ P thứ 3 – Performance là giá trị thay đổi thường xuyên theo tháng khi tính lương cho nhân sự.
Có 2 cách để tính lương P3 như sau:
Cách 1: Lương P3 = % hoàn thành KPI x Lương P1
Ví dụ: Nhân viên A hoàn thành 80% → Lương P3 (thưởng) = 80% x Lương P1
Cách 2: Lương P3 = % hoàn thành KPI x Thưởng thỏa thuận
Ví dụ: Thỏa thuận thưởng 4.000.000 đồng nếu nhân viên đạt 100% KPI. Khi đó nếu nhân viên A hoàn thành 80% → Lương P3 = 3.200.000 đồng
Xem thêm: Cách tính điểm KPI cho nhân sự
Tính toán các khoản phụ cấp, đóng bảo hiểm để từ đó tính ra mức lương thực tế của nhân viên
Sau khi xây dựng lương 3P tiến hành triển khai và áp dụng trong toàn thể doanh nghiệp, ban hành và hoàn thiện hệ thống quy chế lương thưởng để bảo vệ doanh nghiệp và nhân sự trước những xung đột về quyền lợi phát sinh trong quá trình làm việc. Đồng thời phát hiện và cân đối lại quỹ lương, chỉnh sửa một vài điểm chưa hợp lý trong bảng lương (nếu có) sau một thời gian áp dụng.
=> Nhằm giúp mọi CEO bớt khó khăn hơn trong việc xây dựng hệ thống lương 3P toàn diện, toàn bộ cách tính và áp dụng phương pháp này đã được đội ngũ chuyên gia 20+ năm kinh nghiệm của Sodes xây dựng bài bản trong BỘ TÀI LIỆU TRẢ LƯƠNG 3P HIỆU QUẢ – TỐI ƯU. Bao gồm:
VLXD Thắng Hồng
Trước giờ tôi vẫn trả lương khá cảm tính, cả nể và cào bằng. Hầu như ít phân biệt giữa các vị trí, kết quả công việc. Vì vậy nhân viên chẳng ai muốn cố gắng bứt lên, ai cũng làm việc làng nhàng chờ cuối tháng nhận lương. Kết quả là hiệu suất mang lại rất thấp, mà quỹ lương cứ ngày càng phình ra, thua lỗ suốt. May mắn được ông bạn CEO giới thiệu bộ tài liệu này với các hướng dẫn, mẫu biểu đầy đủ đã giúp tôi có cách trả lương 3P rất khoa học, tạo động lực cho nhân sự, đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Đoàn Nhật Hữu
Thật tuyệt vời! Đây chính xác là phương pháp trả lương tôi tìm kiếm lâu nay. Cứ tưởng sẽ khó xây dựng nhưng hóa ra lại rất dễ dàng. Bộ tài liệu này đã cung cấp toàn bộ hướng dẫn đầy đủ từng bước, công thức, mẫu biểu chi tiết, cả các công cụ cần thiết như mô tả công việc, từ điển năng lực hay KPI. Tôi ngay lập tức có thể áp dụng và triển khai hệ thống trả lương 3P toàn diện trong doanh nghiệp mình.
Minh
Trước đây cứ mỗi lần đến ngày trả lương là nhân sự lại kéo đến phòng tôi hoạnh họe đủ kiểu. Nào sếp thiên vị, nào là bất công, chẳng ai chịu cố gắng làm việc. Từ khi áp dụng phương pháp lương 3P này, mọi chuyện mới được giải quyết. Với cơ chế rõ ràng, minh bạch tất cả nhân viên đều hiểu được họ cần làm gì, kết quả cần đạt ra sao. Từ đó ai cũng chăm chỉ làm phần việc của mình, thi đua nâng cao hiệu suất. Cảm ơn các bạn rất nhiều!